Ô tô điện Trung Quốc đối mặt trở ngại mới tại thị trường Thái Lan
Ô tô điện Trung Quốc đối mặt trở ngại mới khi Thái Lan yêu cầu các hãng xe Trung Quốc đang sản xuất phương tiện tại nước này phải đạt được tỷ lệ nội địa hóa tối thiểu 40%.
Bộ trưởng Bộ Công nghiệp Thái Lan Pimphattra Wichaikul cho biết, các nhà sản xuất phụ tùng ô tô ở Thái Lan, vốn đã quen với các bộ phận thiết kế cho động cơ đốt trong (ICE), cần sự hỗ trợ từ các nhà sản xuất ô tô, nhất là khi nhiều doanh nghiệp đang chuyển hướng sang xe điện.
Tỷ lệ nội địa hóa tối thiểu 40% là con số được đặt ra sau các cuộc đàm phán giữa Bộ Công nghiệp Thái Lan và GAC Aion New Energy Automobile, một đơn vị sản xuất xe điện thuộc Tập đoàn ô tô Quảng Châu (GAC).
Bà Pimphattra nói: “Các quan chức gần đây đã tổ chức các cuộc thảo luận với GAC Aion và các nhà sản xuất xe điện khác của Trung Quốc về việc sử dụng linh kiện ô tô do các công ty Thái Lan sản xuất. Chúng tôi cũng đã bàn về việc chuyển giao công nghệ xe điện để phát triển ngành công nghiệp ô tô Thái Lan”.
Các nhà chức trách Thái Lan muốn đảm bảo rằng các nhà sản xuất phụ tùng ô tô địa phương có thể thích ứng với những thay đổi công nghệ và tiếp tục hoạt động, sau những lo ngại rằng các nhà sản xuất xe điện Trung Quốc sẽ chủ yếu mua linh kiện từ những công ty đồng hương và xây dựng chuỗi cung ứng xe điện riêng.
Trước đó, Ủy ban Đầu tư (BOI) đã gặp các công ty xe điện Trung Quốc để thảo luận về khả năng sử dụng phụ tùng ô tô địa phương cho sản xuất xe điện tại Thái Lan.
Ông Narit Therdsteerasukd, Tổng Thư ký BOI khẳng định: “Hầu hết các nhà sản xuất xe điện Trung Quốc đều đồng ý với yêu cầu của chính phủ về việc sử dụng phụ tùng ô tô do các công ty Thái Lan sản xuất. Đây là một dấu hiệu tích cực”.
Theo BOI, thương hiệu Changan Automobile đã cam kết đầu tư tới 10 tỷ baht (khoảng 270 triệu USD) vào Thái Lan, với tỷ lệ nội địa hóa ban đầu là 60% và sẽ tăng lên 90% trong tương lai.
Trong khi đó, Neta – một công ty xe điện khác từ Trung Quốc – tuyên bố sẽ mua các bộ phận từ 16 công ty có trụ sở tại Thái Lan, chiếm 60% tổng số linh kiện cho dòng ô tô điện của hãng này và sẽ tăng lên 85% trong thời gian tới.
Great Wall Motor cho biết họ mong muốn 80-90% linh kiện sản xuất xe điện sẽ đến từ các công ty ở Thái Lan, trong khi BTD, giống như GAC Aion, cho biết các bộ phận xe điện mua tại Thái Lan sẽ chiếm hơn 40% linh kiện sản xuất xe của họ.
Trong vòng 2-3 năm qua, BOI đã hỗ trợ khoảng 80 tỷ baht (gần 2,2 tỷ USD) vào ngành công nghiệp xe điện, với tổng sản lượng của loại phương tiện này đạt 400.000 chiếc.
BOI đang thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp xe điện bằng cách cấp các ưu đãi đầu tư cho các doanh nghiệp liên quan đến xe điện, bao gồm các cơ sở sản xuất pin và cung cấp dịch vụ sạc xe điện.
Tuy nhiên, bà Pimphattra khẳng định điều này không có nghĩa là chính phủ sẽ “bỏ rơi” các nhà sản xuất xe ô tô sử dụng động cơ đốt trong.
Các nhà chức trách sẽ tiếp tục hỗ trợ những hãng xe ICE đã hoạt động kinh doanh ở Thái Lan trong hơn một thập kỷ, cũng như các nhà sản xuất xe hybrid (sử dụng đồng thời cả động cơ đốt trong và động cơ điện).
xe mới về
-
Lexus RX 350 2016
Giá bán: 2.250 tỷ
-
Honda CRV L 2018
Giá bán: 740 triệu
-
Toyota Sienna Limited 3.5 AWD 2014
Giá bán: 1.380 tỷ
-
Toyota Prado TXL 2.7L 2015
Giá bán: 1.230 tỷ
-
Toyota Sienna Platinum 2.5 AT 2021
Giá bán: 3.600 tỷ
-
Volkswagen Teramont 2.0 AT 2021
Giá bán: 1.650 tỷ
Xem thêm
- Đánh giá Mitsubishi Xpander 2023 sau 1 năm lăn bánh
- Toyota Land Cruiser 300 sắp có phiên bản mới vào cuối năm nay
- Khám phá gói độ Modellista nâng cấp chiếc Toyota Land Cruiser hóa "khủng long"
- Những quyền lợi khi mua xe VinFast VF 5 Plus từ 7/7
- KIA EV3 đã nhận được lượng đơn hàng "khủng"
- So sánh doanh số Xforce và Yaris Cross
- Đánh giá Peugeot 3008 cũ sau 2 năm lăn bánh
- Hé lộ hình ảnh Lexus GX 2024 tại một đại lý ở Hà Nội
- Bất ngờ trước khả năng giữ giá của Hyundai Kona sau khi dừng bán tại thị trường Việt Nam
- Hệ thống Toyota Safety Sense có gì?